Tổng quan Lính dù

Lính dù nhảy ra khỏi máy bay và sử dụng dù để hạ cánh an toàn xuống mặt đất. Đây là một trong ba loại kĩ thuật chiến lược "bắt buộc nhập cuộc" để bước vào mặt trận; hai là đường bộ và đường thủy. Lợi thế chiến thuật của lính dù khi tiến vào chiến trường từ trên không là họ có thể tấn công các khu vực không thể tiếp cận trực tiếp bằng các phương tiện vận tải khác. Khả năng trực thăng vận vào trận địa từ bất cứ vị trí nào cho phép lính dù né tránh các công sự xây dựng nhằm bảo vệ khỏi sự tấn công từ một hướng cụ thể. Việc sử dụng lính dù cũng buộc quân phòng thủ phải tản ra để bảo vệ các khu vực khác.

Alessandro Tandura

Học thuyết này lần đầu tiên được áp dụng vào chiến tranh bởi người ÝLiên Xô. Hoạt động nhảy dù quân sự đầu tiên từ độ cao 1600 feet được ghi lại vào đêm ngày 8 tháng 8 năm 1918 bởi quân xung kích Ý. Trung úy Arditi Alessandro Tandura đã nhảy từ một chiếc máy bay Savoia-Pomilio SP.4 của Gruppo speciale Aviazione I (it) do Thiếu tá người Canada William George Barker và Đại úy người Anh William Wedgwood Benn (cả hai đều là phi công của Không quân Hoàng gia Anh) lái, Tandura nhảy xuống đằng sau các phòng tuyến của Áo-Hung gần Vittorio Veneto trong một nhiệm vụ do thám và phá hoại, theo sau là Ferruccio Nicoloso và Pier Arrigo Barnaba.[1]

Việc sử dụng rộng rãi lính dù đầu tiên là của người Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai (Fallschirmjäger). Sau đó, lính dù được sử dụng rộng rãi bởi lực lượng Đồng Minh. Máy bay chở hàng trong thời kì đó (ví dụ như chiếc Ju 52 của Đức và chiếc C-47 của Mĩ) là loại nhỏ, nếu có thì hiếm khi các lính dù nhảy theo nhóm lớn hơn 20 người từ một máy bay.[2]